Bình giữ nhiệt nhật bản
– một vật không quá xa lạ đúng không nào. Trong bài viết hôm nay chúng ta cùng
lướt qua một số dòng bình giữ nhiệt cũng như tìm hiểu thêm về bình
giữ nhiệt nhật bản nhé!
Bình giữ nhiệt ngày nay là sản phẩm không còn xa lạ với tất cả
chúng ta, đặc biệt là với dân văn phòng. Nếu ngày xưa chúng ta hay dùng bình
thủy, thì bình giữ nhiệt đã được thay đổi rất nhiều – từ kiểu dáng bên ngoài
cho đến cấu trúc bên trong.
Vì cuộc sống ngày càng bận rộn, việc mang theo chiếc bình giữ
nhiệt cũng cần khoác lên mình chiếc áo mới và hiện đại hơn. Việc lựa chọn bình giữ nhiệt nhật bản cũng
phần nào có tính thử thách. Nhưng, nếu bạn dành thời gian tìm hiểu nhiều hơn về
nó, bạn sẽ thấy không còn khó để chọn nữa.
Các chất liệu thường dùng để làm bình giữ nhiệt nhật bản
Với tất cả chiếc bình giữ nhiệt, nó sẽ được nhà sản xuất tạo ra
từ 2 đến 3 lớp: lớp bên trong cùng là inox, lớp thứ 2 (cũng là lớp ở giữa) là
lõi chân không và lớp thứ 3 là vỏ. Lớp vỏ thường được làm từ nhựa hoặc kim loại.
Thông thường, các loại bình có lớp vỏ kim loại sẽ có độ bền hơn so với nhựa.
Khi mở nắp bình ra xem, bạn nên chú ý đó là nắp bình như thế
nào. Nắp bình
giữ nhiệt nhật bản thường có 2 tầng bảo vệ – lớp ngoài có kiểu
xoắn ốc và thường được tích hợp kim loại hoặc nhựa. Lớp trong là phần để chặn
chất lỏng chảy ra bên ngoài trong quá trình di chuyển bình, nhờ vào lớp gioăn
silicon. Lớp này còn có chức năng giữ nhiệt trong bình và hạn chế mức thất
thoát nhiệt ra bên ngoài đến mức thấp nhất.
bình
giữ nhiệt nhật bản có cấu tạo và chức năng khiêm tốn như thế,
nhưng sản phẩm này cũng có nhiều loại bình. Khi bạn phân biệt đúng mỗi loại
bình, bạn sẽ có thể chọn được loại bình giữ nhiệt nào tốt. Việc phân loại bình giữ
nhiệt thường dựa vào cấu tạo của bình và mục đích sử dụng bình.
Bình giữ nhiệt inox
Có cấu tạo cứng chắc nên khả năng chống lại tác động mạnh từ môi
trường bên ngoài rất tốt. Nó còn có khả năng chống sự rỉ sét cực tốt. Tuy
nhiên, ruột bình dễ bị bám bẩn từ các thức uống nếu không có thêm 1 lớp chống
dính.
Bình giữ nhiệt bằng
nhựa
Vỏ bình không chắc chắn, dễ bị oxy hóa ở môi trường bên ngoài,
có thể không chịu nhiệt cao. Trọng lượng bình nhẹ hơn so với bình inox.
Tuy nhiên, nó dễ tiết ra hóa chất độc (nếu sản phẩm nhựa thuộc loại tái
chế).
Bình giữ nhiệt thủy
tinh
Dễ vỡ nếu chẳng may rơi xuống đất. Mang tính thẩm mỹ cao và
không tiết ra chất độc hại khi bỏ thức uống nóng vào bình.
Bình giữ nhiệt bằng
sứ
Bình cũng dễ vỡ và cũng hơi nặng. Ưu điểm nổi bật là nó có tính
thẩm mỹ cao.
Bình giữ nhiệt nóng
lạnh
Có thể giữ được nhiệt độ cả nóng và lạnh. Thời gian giữ được
nhiệt độ của thức uống trong vòng 1 ngày.
Chủ yếu là để giữ nhiệt cà phê và trà.
Để chọn được bình giữ nhiệt nào tốt, bạn thường dựa
vào đâu để đánh giá?
Dung tích thương hiệu, giá cả, chất liệu làm nên bình, thời gian
giữ nhiệt, mục đích sử dụng.
Chất liệu làm nên
bình
Khi kiểm tra chất liệu bình, người tiêu dùng thường có sự nhầm
lẫn giữa chất liệu vỏ bên ngoài và ruột bình. Họ thường chủ yếu nhìn vào vỏ
bình. Tuy nhiên, ruột bình là vấn đề quan trọng hơn cả. Vì đây là phần sẽ tiếp
xúc trực tiếp với chất lỏng giữ bên trong và có thể trở thành mầm mống gây nguy
hại đến sức khỏe người dùng.
Thông thường, chất liệu trong ruột bình là inox. Có 2 loại inox
tốt nhất trong danh sách các vật liệu inox – đó là inox 201 và 304. Nếu inox
201 làm cho ruột bình sáng và đẹp, thì inox 304 gia tăng độ chắc chắn và không
gây rỉ sét trong quá trình sử dụng dài lâu.
Chất liệu vỏ bình cũng thường được khoác lớp nhựa, inox hoặc kim
loại.
Dung tích và thời gian giữ nhiệt
Chọn dung tích bình giữ nhiệt nhật bản
bao nhiêu còn tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng của cá nhân người tiêu dùng. Thông
thường, dung tích cho loại sản phẩm này sẽ từ 300ml đến 2,5l. Một số thương
hiệu còn cho ra mắt cốc giữ nhiệt sẽ tạo cho bạn cảm giác đang thưởng thức một
cốc trà hoặc hoa quả đúng nghĩa!
Trên thực tế, một chiếc bình giữ nhiệt nhật bản
tốt sẽ đủ khả năng giữ nhiệt lên đến 8 tiếng (đối với các loại chất lỏng cần
giữ ấm) và 24 giờ (đối với thức uống đá lạnh).
Chưa có bình luận